I.
LỊCH
SỬ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC KINH
-
Trang phục Việt
Nam rất đa dạng. Ở thời phong kiến, người ta có những quy định rất khắt khe về
cách ăn mặc. Dân thường không được phép mặc đồ nhuộm bất kì màu nào khác ngoài
những màu đen, nâu hay trắng. Quần áo của người dân hầu hết là tầm thường và
đơn sơ, để hợp với thân phận của mình trong xã hội (ngoài những dịp lễ quan
trọng hoặc lễ cúng tế, đám cưới...).
-
Một trong những y
phục cổ xưa nhất được người phụ nữ bình dân mặc cho đến đầu thế kỉ XX là bộ
"Áo tứ thân". Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là "Áo tứ
thân" có thể đã ra đời từ thế kỷ 12.
-
Vào thế kỷ 18,
người bình dân ở hết 3 miền Việt Nam đã bắt đầu mặc bộ đồ pijama đơn sơ (có thể
có nguồn gốc ở miền Nam), được gọi là áo cánh ở miền Bắc và Áo bà
ba ở miền nam. Khăn trùm đầu của họ là một mảnh vải đơn giản quấn quanh
đầu và đồ đi dưới chân chỉ là một đôi guốc. Trong những dịp trọng đại, đàn ông
mặc hai thứ đồ truyền thống là áo dài có xẻ hai bên, và một khăn xếp, ( khăn
đóng ) thường có màu đen hay xám và được làm bằng vải bông hay tơ tằm.
-
Trang phục của
cung đình (Kinh thành) khác biệt hẳn so với trang phục đơn sơ
của nông dân, khá phức tạp, có tới ba chục kiểu áo khác nhau để hợp với
từng dịp và nghi lễ. Chỉ riêng nhà vua được quyền mặc đồ màu vàng, quan lại mặc
đồ đỏ hay màu tía. Phức tạp hơn nữa là mỗi triều đại có thể chuộng
các kiểu trang phục cung đình khác triều đại trước đó. Chính vì
vậy, trang phục ở trong cung đình (Kinh thành) nhiều lúc thay
đổi với mỗi triều đại.
-
Trang phục nữ có lâu
đời ở Việt Nam được giới nữ ưa chuộng nhất ngày nay, chiếc "Áo
dài Việt nam", thường được mặc trong những dịp đặc biệt như cưới
hỏi,tang tế v.v. Trang phục này có nguồn gốc từ thế kỷ 18. Từ lúc đó, Áo
dài đã trải qua nhiều sự phát triển, cải tiến. Bộ áo dài nguyên thủy là áo ngũ
thân rất rộng và không bó vào người như Áo dài hiện nay. Cũng có
người cho rằng Áo tứ thân mới là Áo dài đầu tiên, đã được biến thành
Áo ngũ thân và cuối cùng mới thành chiếc Áo dài hôm nay.
-
Áo dài trắng đã trở
thành trang phục bắt buộc tại nhiều trường phổ thông cấp III ở Việt Nam. Các
giáo viên nữ mặc Áo dài mỗi buổi lên lớp. Một số nữ nhân viên văn
phòng như tiếp tân, thư ký, hướng dẫn viên du lịch cũng mặc Áo dài khi làm việc.
Ngày nay các Trường Đại học nữ sinh sinh viên chỉ mặc vào ngày đầu tuần. Và
theo đánh giá của một tờ báo ở Nhật dường như chỉ có dáng của người
con gái Việt Nam mặc áo dài đẹp nhất.Ngày nay Hoa hậu trái đất cũng
mặc Áo dài khăn đóng.
-
Vì sự phổ biến của
nó, áo dài đã trở thành biểu tượng quốc gia, đại diện cho các giá trị văn
hóa Việt Nam.
1.
Áo
tứ thân
-
Áo tứ thân là
một trang phục của phụ nữ Miền
Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày
nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.
-
Phần lưng
áo gồm hai mảnh vải ghép lại, thường là màu nâu hoặc nâu non ghép với màu cùng
gam; phía trước có hai thân tách rời, được buộc lại với nhau, thả trước bụng để
tạo dáng người thon thả, phía trên không gài khít mà để lộ yếm màu bên trong;
cổ áo viền 1 – 2 cm. Áo tứ thân dài gần chấm gót, tay áo bó chặt. Trên sân
khấu truyền thống, áo tứ thân dùng cho các vai nữ nông thôn, thường may bằng
vải màu sẫm có khuy tròn gài bên nách phải.
-
Bài Chân
quê của Nguyễn Bính tả hình ảnh truyền thống của người phụ nữ Việt Nam:
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái
dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào
đâu cái áo tứ thân?
2.
Áo
dài
-
Áo dài là
loại trang phục truyền thống
của Việt Nam, che thân người từ cổ đến hoặc quá đầu
gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội trang trọng, hoặc nữ
sinh mặc khi đi học. Có lẽ chưa có một văn bản nào quy định áo
dài chính thức là quốc phục của phụ nữ Việt Nam. Thế nhưng trong thực tế, hễ
nói đến phụ nữ Việt Nam thì không thể không nói đến áo dài.
-
Chiếc áo
dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này
không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng
làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một
cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu
kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi
hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu)
thì thêm áo choàng và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc
miện Tây phương tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền
thống này.
-
Chiếc áo
dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân
nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên
vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn
vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa
khiêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.
-
Chiếc áo
dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một
người, dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ "sản xuất đại
trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong
phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.
3.
Áo
bà ba
-
Áo bà ba (miền Bắc gọi Áo cánh) là một loại trang phục phổ biến ở các miền quê Việt Nam đặc biệt là Nam
Bộ.
-
Cho đến
nay, chưa có tài liệu nào nói rõ áo bà ba xuất hiện ở thời điểm nào. Do đó có
một số giả thiết:
+ Áo bà ba xuất hiện
đầu tiên ở Nam Bộ vào thời Nhà Hậu Lê
+ Áo bà ba xuất hiện
vào nửa đầu thế kỷ 19, được Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người dân đảo Pénang, Malaysia (người Malaysia gốc Hoa) cho phù hợp với
người Việt
+Áo bà ba có nét giống cái "áo đàn ông cổ tròn và cửa ống
tay hẹp"' mà Lê Quý Đôn đã quy định cho dân từ Thuận Quảng trở vào ở cuối thế kỷ 18.
-
Người nông
dân ở đồng bằng sông Cửu Long ngày xưa thường vận bộ bà ba đen đi đồng, bởi nó
vừa sạch, vừa dễ giặt giũ. Vải may là loại vải một, vải ú, vải sơn đầm... rất
mau khô sau khi giặt. Bên cạnh đó, chiếc áo bà ba được xẻ ở hai bên hông làm
cho người mặc cảm thấy thoải mái, gần vạt áo có thêm hai túi to khá tiện lợi
cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ
tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng
sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi. Riêng lúc đi chơi, họ thường
chọn màu sắc nhẹ hơn như màu trắng, màu xám tro. Còn các cô, các bà thì chọn
màu mạ non, xanh lơ nhạt... với chất liệu vải đắt tiền hơn như the, lụa..
-
Sau này,
nhất là ở thời kỳ những năm 1960-1970, áo bà ba truyền thống được phụ nữ thành
thị cải tiến, vừa dân tộc, vừa đẹp và hiện đại hơn. Áo dài bà ba hiện nay không
thẳng và rộng như xưa, mà được may hẹp, nhấn thêm eo bụng, eo ngực cho ôm sát
lấy thân hình. Ngoài ra, người ta còn sáng tạo các kiểu chắp vai, cổ tay, cửa
tay, riêng các kiểu bâu (cổ) lá sen, cánh én, đan tôn... là được tiếp thu từ
kiểu y phục nước ngoài. Các kiểu ráp tay cũng được cải tiến. Từ kiểu may áo
cánh xưa, liền thân với tay, người ta nghĩ tới cách ráp tay rời ở bờ tay áo.
Trong những năm 1970, thành thị miền Nam phổ biến kiểu ráp tay raglan, đã tạo
nên vẻ đẹp hiện đại cho chiếc áo dài bà ba truyền thống. Với kiểu vai raglan
này, hai thân áo trước và sau tách rời khỏi vai và tay áo, trong khi tay và áo
lại liền từ cổ tới nách. Bà ba vai raglan chỉ cần may khít, vừa vặn với eo
lưng, không quá thắt như kiểu áo trước đó. Tay áo dài hơn nhưng hơi loe, có khi
người ta bỏ cả hai túi ở vạt trước để tạo cho thân áo nhẹ nhõm, mềm mại hơn.
II.
VẤN ĐỀ GIỮ
GÌN VÀ BẢO TỒN TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
-
Trong đời sống thường
nhật ngày nay, trang phục đã theo phong cách phương tây. Những bộ quần áo
truyền thống chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt.
-
Trang phục truyền thống của mỗi dân tộc là dấu hiệu đặc trưng nhất để
nhận biết và phân biệt các dân tộc với nhau, nó là kết tinh văn hóa truyền
thống của mỗi dân tộc. Trang phục truyền thống đã góp phần làm phong phú, đậm
đà cho nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, nét đặc sắc đó đang dần mai một, lãng
quên khiến cho việc bảo tồn trang phục gặp rất nhiều khó khăn.
-
Trang phục ra đời trước hết là vì
con người, đáp ứng nhu cầu của con người trong đời sống. Bộ trang phục càng
ngày càng được sáng tạo và phát triển đẹp hơn, tinh tế hơn. Trải qua hàng nghìn
năm phát triển, trang phục của dân tộc Kinh đã mang đậm những đường nét, màu sắc
và thiết kế đặc trưng như hiện nay. Do quá trình hội nhập, toàn cầu hóa nhanh
chóng, sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ cùng với sự tác động của kinh tế thị trường,
bộ trang phục truyền thống của dân tộc Kinh cũng vì thế mà đang dần bị mai một. Dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến những nguyên nhân sau:
+ Tính tiện dụng của trang phục dân tộc và thị hiếu của thế hệ trẻ: Trang phục truyền thống chứa đựng tinh thần của mỗi dân tộc nhưng phải đảm bảo tính tiện ích và phù hợp trong sử dụng. Sự cầu kì, rườm rà trong trang phục gây khó khăn, vướng víu trong công việc, trong sinh hoạt hàng ngày. Theo đó là những chi phí tốn kém để làm ra những bộ trang phục truyền thống. Hiện nay trên thị trường có nhiều trang phục dân tộc bán sẵn. Tuy không phải trang phục gốc nhưng lại được chính người dân tộc thiểu số lựa chọn bởi chất liệu nhẹ, tiện dụng, dễ giặt và phơi khô, giá thành rẻ. Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều nơi đồng bào còn phải lo cái ăn từng bữa, trong khi để làm ra một bộ trang phục truyền thống phải dành nhiều thời gian và tiền bạc để hoàn thành. Bỏ một số tiền không nhỏ, dành nhiều thời gian cho vấn đề trang phục khi điều kiện sống còn eo hẹp là điều khó thực hiện.
+ Bên cạnh đó, thị hiếu của giới trẻ cũng có nhiều thay đổi. Quá trình toàn cầu hóa, thông tin bùng nổ, sự giao thoa của các nền văn hóa khác nhau là xu thế chung của thời đại, thanh niên đã có quan điểm sống cởi mở và hướng ngoại hơn. Cuộc sống hiện đại nhường chỗ cho những bộ trang phục phương Tây tiện dụng, nhiều bạn gái trẻ không còn quan tâm tới thêu thùa váy áo truyền thống. Các bộ trang phục gốc còn lại hầu hết là do các thế hệ đi trước để lại. Sự thay đổi tâm lí cộng đồng cũng thể hiện rõ, trước đây người ta đánh giá một cô gái thông qua trang phục họ tự thêu, số chăn đệm họ tự dệt để mang về nhà chồng nhưng nay ít ai còn quan tâm đến điều đó. Nhiều thanh niên còn ngại ngần khi mặc trang phục của dân tộc mình trước đám đông (người Kinh nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung). Qua đó thấy rõ sự đổi thay về thị hiếu của một bộ phận giới trẻ trong thời kì hội nhập. Thị hiếu chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự mai một của trang phục dân tộc. Cần hiểu rằng, sự thay đổi ấy là điều tất yếu, con người chọn lọc, tiếp thu các thành tố văn hóa phù hợp và hấp dẫn với mình. Bên cạnh đó, cũng có sự giao thoa, học hỏi từ trang phục của dân tộc này với trang phục của dân tộc khác, dẫn tới sự thay đổi trong chất liệu, kiểu dáng, hoa văn trên trang phục truyền thống.
+ Cơ hội để trưng diện bộ trang phục truyền thống cũng là vấn đề cần được quan tâm. Tuy nhiên hiện nay hầu hết trang phục truyền của chúng ta chỉ được mặc vào các dịp trọng đại như ngày tết, lễ hội hoặc các ngày kỉ niệm lớn của đất nước. Đây là cơ hội để những bộ trang phục xuất hiện trang trọng trong niềm tự hào, hân hoan của người mặc và những người chiêm ngưỡng xung quanh. Tiếc rằng những cơ hội ấy còn quá ít. Vừa qua, chúng ta đã tổ chức chương trình Trình diễn trang phục dân tộc lần thứ I nhưng một ngày hội tụ trang phục của 54 dân tộc anh em như vậy cũng rất hiếm hoi. Bên cạnh đó, các lễ hội chỉ tạo điều kiện trưng diện trang phục chứ chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho người tham gia.
+ Tính tiện dụng của trang phục dân tộc và thị hiếu của thế hệ trẻ: Trang phục truyền thống chứa đựng tinh thần của mỗi dân tộc nhưng phải đảm bảo tính tiện ích và phù hợp trong sử dụng. Sự cầu kì, rườm rà trong trang phục gây khó khăn, vướng víu trong công việc, trong sinh hoạt hàng ngày. Theo đó là những chi phí tốn kém để làm ra những bộ trang phục truyền thống. Hiện nay trên thị trường có nhiều trang phục dân tộc bán sẵn. Tuy không phải trang phục gốc nhưng lại được chính người dân tộc thiểu số lựa chọn bởi chất liệu nhẹ, tiện dụng, dễ giặt và phơi khô, giá thành rẻ. Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều nơi đồng bào còn phải lo cái ăn từng bữa, trong khi để làm ra một bộ trang phục truyền thống phải dành nhiều thời gian và tiền bạc để hoàn thành. Bỏ một số tiền không nhỏ, dành nhiều thời gian cho vấn đề trang phục khi điều kiện sống còn eo hẹp là điều khó thực hiện.
+ Bên cạnh đó, thị hiếu của giới trẻ cũng có nhiều thay đổi. Quá trình toàn cầu hóa, thông tin bùng nổ, sự giao thoa của các nền văn hóa khác nhau là xu thế chung của thời đại, thanh niên đã có quan điểm sống cởi mở và hướng ngoại hơn. Cuộc sống hiện đại nhường chỗ cho những bộ trang phục phương Tây tiện dụng, nhiều bạn gái trẻ không còn quan tâm tới thêu thùa váy áo truyền thống. Các bộ trang phục gốc còn lại hầu hết là do các thế hệ đi trước để lại. Sự thay đổi tâm lí cộng đồng cũng thể hiện rõ, trước đây người ta đánh giá một cô gái thông qua trang phục họ tự thêu, số chăn đệm họ tự dệt để mang về nhà chồng nhưng nay ít ai còn quan tâm đến điều đó. Nhiều thanh niên còn ngại ngần khi mặc trang phục của dân tộc mình trước đám đông (người Kinh nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung). Qua đó thấy rõ sự đổi thay về thị hiếu của một bộ phận giới trẻ trong thời kì hội nhập. Thị hiếu chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự mai một của trang phục dân tộc. Cần hiểu rằng, sự thay đổi ấy là điều tất yếu, con người chọn lọc, tiếp thu các thành tố văn hóa phù hợp và hấp dẫn với mình. Bên cạnh đó, cũng có sự giao thoa, học hỏi từ trang phục của dân tộc này với trang phục của dân tộc khác, dẫn tới sự thay đổi trong chất liệu, kiểu dáng, hoa văn trên trang phục truyền thống.
+ Cơ hội để trưng diện bộ trang phục truyền thống cũng là vấn đề cần được quan tâm. Tuy nhiên hiện nay hầu hết trang phục truyền của chúng ta chỉ được mặc vào các dịp trọng đại như ngày tết, lễ hội hoặc các ngày kỉ niệm lớn của đất nước. Đây là cơ hội để những bộ trang phục xuất hiện trang trọng trong niềm tự hào, hân hoan của người mặc và những người chiêm ngưỡng xung quanh. Tiếc rằng những cơ hội ấy còn quá ít. Vừa qua, chúng ta đã tổ chức chương trình Trình diễn trang phục dân tộc lần thứ I nhưng một ngày hội tụ trang phục của 54 dân tộc anh em như vậy cũng rất hiếm hoi. Bên cạnh đó, các lễ hội chỉ tạo điều kiện trưng diện trang phục chứ chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho người tham gia.
-
Để trang phục truyền thống được
bảo tồn, gìn giữ và ngày càng phát triển, cần có những giải pháp tối ưu để vừa
bảo vệ được nét văn hóa độc đáo này, vừa phát triển kinh tế cho người dân.
Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
+
Trước hết, cần tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân hiểu về tầm quan trọng của việc bảo tồn trang
phục truyền thống của chính dân tộc mình. Nâng cao niềm tự hào của người dân về
văn hóa của dân tộc nói chung và trang phục truyền thống nói riêng. Từ đó có ý
thức tự bảo vệ, phát triển bộ trang phục truyền thống của dân tộc Kinh nói
riêng và đồng bào các dân tộc thiuể số nói chung. Công tác bảo tồn trang phục
truyền thống sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu được chính người dân tộc - chủ thể văn hóa có ý thức tự giác bảo tồn.
+ Đa số đồng bào đều tự hào và có mong muốn gìn giữ bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Bởi vậy, nếu kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao thì khó khăn cơ bản trong việc bảo tồn trang phục dân tộc sẽ được tháo gỡ. Vậy làm thế nào để bộ trang phục truyền thống vừa được bảo tồn, lại vừa mang lại nguồn thu cho đồng bào? Để giải quyết vấn đề này cần đầu tư mở rộng, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, thu hút đồng bào tham gia thêu thùa trang phục dân tộc. Có kế hoạch tổ chức quảng bá thu hút khách tham quan, bán hàng ngay tại làng nghề, tạo thu nhập cho đồng bào. Hiện nay, bộ trang phục truyền thống của các dân tộc chủ yếu chỉ được sử dụng trong các lễ hội truyền thống. Vì vậy, việc phục dựng các lễ hội truyền thống để người dân có cơ hội mặc trang phục là hết sức cần thiết. Phải có các chính sách hỗ trợ người dân có thêm thu nhập từ chính hoạt động văn hóa mà họ là chủ thể chính.
+ Cần có các chuyên gia chính là người dân tộc đó , hiểu sâu sắc trang phục dân tộc, nhất là những trang phục gốc để phục chế và phổ biến.
+ Các cấp lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các hoạt động văn hóa của các dân tộc. Khuyến khích, tìm hiểu và có kế hoạch tài trợ hoặc kêu gọi tài trợ cho các hoạt động không chỉ về tiền bạc mà cả địa điểm tổ chức, quảng bá, liên lạc,…
+ Đa số đồng bào đều tự hào và có mong muốn gìn giữ bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Bởi vậy, nếu kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao thì khó khăn cơ bản trong việc bảo tồn trang phục dân tộc sẽ được tháo gỡ. Vậy làm thế nào để bộ trang phục truyền thống vừa được bảo tồn, lại vừa mang lại nguồn thu cho đồng bào? Để giải quyết vấn đề này cần đầu tư mở rộng, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, thu hút đồng bào tham gia thêu thùa trang phục dân tộc. Có kế hoạch tổ chức quảng bá thu hút khách tham quan, bán hàng ngay tại làng nghề, tạo thu nhập cho đồng bào. Hiện nay, bộ trang phục truyền thống của các dân tộc chủ yếu chỉ được sử dụng trong các lễ hội truyền thống. Vì vậy, việc phục dựng các lễ hội truyền thống để người dân có cơ hội mặc trang phục là hết sức cần thiết. Phải có các chính sách hỗ trợ người dân có thêm thu nhập từ chính hoạt động văn hóa mà họ là chủ thể chính.
+ Cần có các chuyên gia chính là người dân tộc đó , hiểu sâu sắc trang phục dân tộc, nhất là những trang phục gốc để phục chế và phổ biến.
+ Các cấp lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các hoạt động văn hóa của các dân tộc. Khuyến khích, tìm hiểu và có kế hoạch tài trợ hoặc kêu gọi tài trợ cho các hoạt động không chỉ về tiền bạc mà cả địa điểm tổ chức, quảng bá, liên lạc,…
-
Hy vọng rằng, trong tương lai
không xa, trang phục truyền thống của các dân tộc trên đất nước Việt Nam sẽ được
khôi phục và bảo tồn toàn diện.
- Trang phục truyền thống là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Vì vậy, giữ gìn và phát huy trang phục truyền thống chính là bảo tồn một phần linh hồn của dân tộc.
- Trong xu thế hội nhập giao thoa văn hóa, sự ảnh hưởng lẫn nhau của các cộng đồng dân tộc là một điều tất yếu, tuy nhiên mặt trái của nó là sự mai một bản sắc dân tộc, hầu như các thế hệ trẻ đều ít hiểu biết về vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đặc biệt, trang phục của nhiều dân tộc đã bị mai một
- Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng chứa đựng linh hồn và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Vì vậy, để có thể bảo tồn và phát huy, cần phải có sự ý thức và nỗ lực của chính những người dân trong cộng đồng dân tộc ấy mà trước tiên là ý thức của những thành viên trong gia đình với việc giáo dục thế hệ con cháu biết trân trọng, gìn giữ và phát triển vốn văn hóa độc đáo của thế hệ cha ông mình để lại.
Hãy hành động để những giá trị truyền thống bản địa của chúng
ta chẳng những không bị hòa tan mà còn có cơ hội để quảng bá, phát triển những
giá trị cao quý, những tinh hoa của văn hóa Việt ra thế giới.
Xin chào. Tôi là sinh viên năm nưóc ngoài hiện đang học năm cuối. Tôi muốn xin tên cuốn sách mà anh chị đã sử dụng để viêt bài để tôi bổ sung vào bài luận văn của tôi. Xin trả lời tôi vào hòm thư vietna@gmail.com
Trả lờiXóaCảm ơn!